Người xưa có câu “An cư mới lạc nghiệp” để nói lên tầm quan trọng của ngôi nhà ở. Xây dựng nhà là việc lớn của cả đời người nên khi xây dựng nhà, gia chủ cần lưu ý đến những khâu cơ bản như xác định chi phí, thiết kế kiến trúc, lựa chọn nhà thầu nhận xây nhà, thi công và hoàn thiện nhà ở. Bên cạnh đó, bạn cũng nên có một bản kế hoạch chi phí sát sao và hợp lý nhất để ngôi nhà của bạn kiên cố theo năm tháng.
1. Đổ bê tông bổ trụ
Đối với tường có chiều dày 10cm, ở đoạn kết thúc nên đổ bổ trụ bằng bê tông cốt thép giúp tăng cường độ cứng tường và hạn chế nứt.
2. Xây gạch thẻ cạnh cửa
Đối với các vị trí cạnh cửa nên được xây bằng gạch thẻ giúp đảm bảo chắc chắn khi lắp khung ngoại cửa.
3. Đổ bê tông giằng tường
Đổ tối thiểu 2 lớp giằng tường bằng bê tông cốt thép trên một đoạn tường xây giúp tăng cường độ cứng cho tường, hạn chế nứt tường và khắc phục được hiện tượng thấm ngang do việc xây câu ngang tường bằng gạch thẻ.
4. Đổ thêm trụ phụ BTCT
Đối với các trụ nhà có khoảng cách lớn trên 5m (khoảng cách giữa các trụ) thì nên đổ thêm bổ trụ để tăng độ cứng cho dầm và tường giúp giảm hiện tượng nứt tường tại các nhịp lớn trong quá trình sử dụng.
5. Đổ BTCT trên đoạn tường kết thúc
Đối với các mép trên gờ lan can, bồn hoa hay vị trí tường kết thúc,… phải đổ bằng bê tông cốt thép giúp tăng cường độ cứng tường, hạn chế nứt bề mặt trên tường và đảm bảo chắc chắn khi cố định lan can.
6. Đổ gờ và hạ cốt
Đối với các vị trí ban công hay toilet thì lúc đổ bê tông sàn cần hạ cốt nền thấp xuống từ 1,5 – 2 cm và kết hợp đổ gờ bê tông cao từ 3 – 5 cm giúp ngăn hiện tượng thấm ngược nước từ vùng thấp vào bên trong nền nhà.
7. Đóng lưới đường đục ống điện
Toàn bộ đường cắt đục để đi ống điện / ống nước phải được đóng lươi thép mắt cáo toàn bộ trước khi tô trát giúp giảm hiện tượng nứt tại các vết cắt đục này trong quá trình sử dụng.
8. Đóng lưới vị trí tiếp giáp
Toàn bộ vị trí tường xây sau tiếp giáp với kết cấu bê tông (thường tường xây trên dầm hoặc trên sàn) phải được đóng lưới mắt cáo 100% giúp giảm hiện tượng nứt trong quá trình sử dụng.
9. Sử dụng con kê bê tông
Đối với việc kê thép tạo lớp bê tông bảo vệ, các công trình Nhà Đẹp Hoàng Thiên sử dụng 100% là con kê bê tông giúp đảm bảo lớp bảo vệ đều và tính đồng nhất của kết cấu bê tông thêm chắc chắn.
10. Đổ bê tông nền
Đối với nền tầng 1 sau khi lóng nền phải được đổ bê tông M150 toàn bộ nền giúp đảm bảo được nền không bị lún rộp và quá trình thi công tập kết vật tư dễ dàng và gọn gàng.
11. Lót nilon trước khi đổ bê tông
Khi đổ bê tông trên nền đắt (thường là đổ bê tông lót móng và bê tông nền tầng 1) cần phải được trải lớp bạt Nilon trước khi đổ bê tông giúp đảm bảo bê tông không bị mất nước trong quá trình ninh kết.
12. Ghém tường bằng máy
Đối với tường trước khi tô phải được ghém tường bằng Laser giúp đảm bảo tô tường đúng kỹ thuật, bề mặt bằng phẳng, ke góc thẳng hàng,…
13. Sử dụng ke, nêm cân bằng khi ốp lát
Đối với công tác ốp lát gạch nền, tường toilet phải sử dụng ke, nêm cân bằng, thước ke ốp lát giúp đảm bảo đường ron gạch đều, thẳng, không bị vênh.
14. Đổ BTCT tường bồn hoa
Tường bồn hoa vị trí tiếp giáp với các phòng bên trong nhà cần được đổ bê tông giúp hạn chế rủi ro thấm nước từ bồn hoa vào nhà trong quá trình sử dụng.
15. Quấn băng trương nở/ khoan lõi BTCT
Đối với vị trí đặt chờ sẵn ống ME phải có quấn băng trương nở Hyperstop để hạn chế thấm cổ ống. Còn các vị trí khác thì nên khoan lỗ sau khi đổ bê tông, đảm bảo chính xác vị trí và rủi ro thấm tháp hơn.
16. Sử dụng bê tông mác M300
Bê tông Móng, Dầm, Sàn sử dụng Mác M300 thay vì M250 và chiều dày sàn là 120mm thay vì 100mm như thường dùng.
17. Sử dụng thép sàn D10
Toàn bộ thép sàn chịu lực được sử dụng bằng thép D10 thay vì D8 như các kết cấu thường dùng.
18. Chống thấm bằng polymer và trải lưới
Chống thấm sàn và toilet sử dụng 100% phụ gia Polymer chuyên dụng và được dán Lưới sợi thủy tinh toàn bộ mặt sàn.
19. Bảo dưỡng bê tông
Quá trình bảo dưỡng kết cấu bê tông sau khi đổ được phủ bao bố 100% hoặc xây gờ ngâm nước.